Giai đoạn cây cam mang trái đến khi thu hoạch là giai đoạn cây tăng trưởng và cần dinh dưỡng mạnh nhất, khả năng cần và vận chuyển đường bột trong quả tăng và kích thích sự hình thành sắc tố vỏ quả làm cho quả đẹp. Vì vậy, ở giai đoạn này cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây cam để gia tăng chất lượng và phẩm chất trái.
Sau đây là một số biện pháp kỹ thuật trong giai đoạn nuôi trái cam sành mà “Phân bón lá Việt Thái” muốn gửi đến quý bà con.
Giai đoạn nuôi trái cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây cam
1. Kỹ thuật tưới nước cho cây cam sành giai đoạn nuôi trái.
- Cây cam sành là loại cây ưa ẩm nhưng không chịu được úng, vì vậy vào mùa khô cần phải tưới nước bổ sung cho cây để độ ẩm của đất luôn đạt từ 60 - 70% là tốt nhất.
- Riêng vào mùa mưa cần tiến hành thoát nước kịp thời tránh để cho vườn bị đọng nước dễ làm thối rễ - gây ra bệnh vàng lá thối rễ (bệnh này gây thiệt hại nặng đến năng suất cây cam sành giai đoạn nuôi trái, có thể gây chết cây trong vườn).
2. Cần dọn vệ sinh làm cỏ cho vườn cam sành.
- Khi chăm sóc cây cam thời kỳ kinh doanh, các nhà vườn cần hết sức chú ý đến việc làm cỏ và dọn vệ sinh vườn thông thoáng. Giúp hạn chế việc cạnh tranh dinh dưỡng với cây cam và ngăn ngừa sự trú ngụ, xâm nhập của sâu - bệnh hại đối với cây cam và trái non (đặc biệt là bệnh ghẻ), gây ảnh hưởng đến phẩm chất trái.
- Tiến hành làm sạch cỏ quanh gốc theo hình chiếu của tán cây. Phần cỏ còn lại trong vườn có thể giữ lại để giúp giữ ẩm cho vườn, chống xói mòn, rửa trôi. Nếu cỏ quá cao có thể dùng máy cắt ngắn trả lại phân xanh cho đất.
Dọn dẹp, vệ sinh vườn ngăn ngừa sự trú ngụ, xâm nhập của sâu - bệnh hại
3. Quản lý chặt chẽ sâu bệnh hại trên cây cam sành.
- Trong vườn cam giai đoạn cây cho thu hoạch thường gặp các loại sâu, bệnh hại tấn công như: bọ xít chít hút, sâu vẽ bùa, bệnh phấn trắng, ruồi vàng đục trái, vàng lá thối rễ, ghẻ trái, nhện đỏ, …
- Các nhà vườn cần phòng trừ sớm các loại sâu bệnh trên cây cam và chú ý đến các kỹ thuật chăm sóc cây cam đặc biệt trong giai đoạn nuôi trái. Tiến hành dọn dẹp, vệ sinh vườn cam thông thoáng, bón phân đủ và đúng liều lượng cho cây ở từng giai đoạn. Nếu gặp khó khăn trong kỹ thuật, quý bà con có thể liên hệ qua số hotline 0967 538 679 để được tư vấn miễn phí cho từng loại cây trồng.
- Nếu cây bị các loại sâu bệnh hại tấn công quá nặng bà con có thể sử dụng biện pháp hóa học với liều lượng được hướng dẫn trên bao bì và đảm bảo đủ thời gian cách trước khi cho thu hoạch.
4. Bổ sung dinh dưỡng thời kỳ nuôi trái cam sành.
Trong giai đoạn nuôi trái cam sành, quý bà con nên chia làm 4 giai đoạn:
a. Giai đoạn trái non sau xổ nhụy đến 3 tháng
- Trong giai đoạn này, trái non cần hấp thu dinh dưỡng nhiều nên phải cần cung cấp dinh dưỡng nhanh chóng và kịp thời cho cây cam để tránh rụng sinh lý khi vườn mang trái quá nhiều. Quý bà con sử dụng sản phẩm “XÔ TO TRÁI” của công ty “Phân bón lá Việt Thái” với liều lượng 1 xô 20kg bà con sử dụng cho 3 công.
- “XÔ TO TRÁI” là dòng sản phẩm hòa tan hoàn toàn trong nước. Với hàm lượng dinh dưỡng kali cao và chứa nhiều hàm lượng Amino acid hữu cơ giúp cung cấp đủ và kịp thời nguồn dinh dưỡng cho cây cam ở giai đoạn trái non và chống rụng hiệu quả. Giúp tăng khả năng đậu trái ở giai đoạn rụng sinh lý lần 2, hạn chế rụng trái cho cây.
b. Trái sau xổ nhụy 3 tháng đến 6 tháng
- Ở giai đoạn này, bà con sử dụng “CAN RUBY” chuyên dùng thúc lớn trái mạnh, gồ gai, nở trái cho cây có múi của công ty “Phân bón lá Việt Thái” với liều lượng 1 can 23kg tưới cho 3 công.
- “CAN RUBY” với các thành phần vitamin B1 làm cây ra rễ cám tạo hệ rễ cám cho cây đủ rễ hút dinh dưỡng mạnh trong giai đoạn nuôi trái này, Amino giúp thúc lớn trái mạnh mà không gây hại cho cây và cho trái, an toàn và hiệu quả cho cây và trái, Rong biển, Fulvic giúp làm mát rễ mát cây giúp cây tươi tốt xanh mướt, sản phẩm được sản xuất với công nghệ phức hợp hữu cơ tiên tiến giúp mát rễ và làm cho cây dễ dàng hấp thu dinh dưỡng nhanh chóng cho giai đoạn nuôi trái. Giúp giảm thiểu tối đa sự thất thoát phân bón. Được bổ sung đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng trung vi lượng giúp nở trái, to trái, giúp trái lớn mạnh, tăng sản lượng và phẩm chất trái tối đa. Tăng tỷ lệ trái đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
- Ngoài ra, với nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu, “CAN RUBY” giúp rễ cám của cây cam khỏe không bị hư hại cho rễ, hạn chế ngủ ngày và không xào lá khi mang trái nhiều, trĩu quả.
c. Trái sau xổ nhụy 6 tháng đến thu hoạch.
- Đây là giai đoạn cuối cùng của quá trình nuôi quả nhưng cũng là giai đoạn cực kỳ quan trọng khi quyết định chất lượng, năng suất trái.
- Ở giai đoạn này, quý bà con sử dụng “XÔ TO TRÁI” với liều lượng 1 xô 20kg bà con sử dụng cho 3 công. Giúp tăng trọng lượng trái mà không bị nứt trái, ngọt trái, màu da trái đẹp. Bổ sung hàm lượng kali giúp tăng vị ngọt trái, mọng nước, nặng ký.
- Ngoài ra, với nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu, “XÔ TO TRÁI” giúp cây cam khỏe, hạn chế ngủ ngày, xào lá khi mang trái nhiều, trĩu quả.
Trên đây là những chia sẻ của phân bón lá Việt Thái đến quý bà con về kỹ thuật giai đoạn nuôi trái cam sành. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, quý bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0967 538 679 để được để được tư vấn rõ hơn trên từng loại cây trồng và từng vườn riêng biệt! “Phân bón lá Việt Thái” chúc quý bà con bội thu, được mùa – trúng giá.
Xem thêm: NGUYÊN NHÂN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC BỆNH GHẺ LÁ - GHẺ TRÁI TRÊN CÂY CÓ MÚI
PhanbonlaVietThai