Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng con không khó nhưng đòi hỏi phải bỏ thời gian, công sức. Để đạt được chất lượng và năng suất như mong đợi, người canh tác cần nắm rõ kỹ thuật cũng như nhiều lưu ý trong quá trình chăm sóc sầu riêng.
Sau đây phân bón lá Việt Thái xin gửi đến quý bà con về 7 lưu ý trước khi trồng sầu riêng mà quý bà con cần nắm rõ để có thể dễ dàng hơn trong giai đoạn ban đầu.
1. Khu vực trồng sầu riêng
Cây sầu riêng thích hợp cho nhiều khu vực, từ Khánh Hoà đến Tây Nguyên cho đến các khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Ở vùng Đồi núi Tây Nguyên và Miền Đông, cũng như vùng gò cao ở đồng bằng và đất sỏi, giống MongThon, Thái, Dona là lựa chọn phù hợp.
Vùng đồng bằng gần bờ hồ ở vùng cao là lý tưởng cho giống Ri-6.
2. Điều kiện trồng sầu riêng:
Sầu riêng là loại cây ưa sáng, vì thế không nên trồng quá dày đặc, để cây có đủ ánh nắng sinh trưởng và phát triển.
Nên tỉa cành tạo tàn, tạo tán cho cây từ nhỏ giúp hạn chế hiện tượng cây có nhiều thân hoặc cành rậm rạp, gây cạnh tranh dinh dưỡng làm giảm năng suất trái sau này.
Xung quanh vườn sầu riêng nên trồng cây xanh để chắn gió và hạn chế trồng sầu riêng ở những vùng ít bão và gió, giúp tránh gãy cành, tăng tỷ lệ đậu trái.
Tỉa cành tạo tàn, tạo tán cho cây tạo thông thoáng cho vườn
3. Giống sầu riêng:
Hiện nay sầu riêng được chia thành 2 nhóm chính mang lại giá trị kinh tế cao:
• Nhóm chuyên xuất khẩu: Dành cho việc xuất khẩu đi Trung Quốc, bao gồm các giống Ri6, MongThon (Thái, Dona), Musang king. Yêu cầu thu hoạch đồng loạt và giá cả phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
• Nhóm ăn tươi: Dành cho thị trường nội địa và bán ăn liền, không thích hợp cho xuất khẩu. Các giống như Chín Hoá, Chuồng Bò, Khổ Qua Xanh đang được ưa chuộng ở Việt Nam.
Ngoài ra, việc lựa chọn giống sầu riêng chất lượng cũng là yếu tố quyết định đến năng suất, chất lượng trái sau này:
- Lựa chọn cây giống sầu riêng gốc ghép (ghép cành hoặc ghép mắt), chọn những cây không sâu bệnh, bộ rễ khỏe mạnh, thân thẳng, trơn láng, không nghiêng vẹo, da mượt và không dị tật.
- Cây sầu riêng khỏe mạnh cần có bộ lá xanh tốt, bo ghép chắn chắn, chồi tược phát triển tốt.
Cây giống sầu riêng gốc ghép có bộ lá xanh tốt, bo ghép chắn chắn
4. Đất trồng:
Đất trồng sầu riêng phải thoát nước tốt, không đọng nước, ngập úng. Kết cấu đất phải tơi xốp, giàu dinh dưỡng và nhiều mùn. Nếu dùng đất phù sa thì đắp mô cao và đào rãnh để hạn chế ngập úng.
Tuy nhiên, cần tránh trồng sầu riêng trên đất có đá sỏi hoặc đá tảng lớn, cũng như đất có tỉ lệ cát quá cao (trên 30% cát).
Ngoài ra, pH đất cũng là vấn đề cần quan tâm nhất, pH đất thích hợp cho trồng sầu riêng là từ 5.5 – 6.5. Nếu pH đất thấp dễ tạo các điều kiện thuận lợi cho nấm Phytopthora, Fusarium và các loại nấm có hại khác phát triển, gây hại trên cây sầu riêng.
pH đất thích hợp cho trồng sầu riêng là từ 5.5 – 6.5
Đất bị nhiễm phèn vẫn có thể trồng sầu riêng tốt nếu biết cách xử lý đất trước và trồng khi trồng. Có thể sử dụng các sản phẩm pH để nâng pH đất định kỳ.
► Xử lý phèn cho đất với sản phẩm NEUTRALIZES pH - cân bằng pH đất
NEUTRALIZES pH giúp giải độc phèn, xử lý phèn tận gốc; giải độc hữu cơ; thuốc cỏ quá liều lượng; giúp cân bằng pH, giảm độ chua trong đất ở các vùng đất bón nhiều phân hóa học.
+ Giúp loại bỏ các kim loại nặng như Nhôm (Al), Sắt (Fe), … có trong đất gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
+ Giải phóng các loại phân bón khó tiêu trong đất giúp cây trồng hấp thu nhanh chóng.
+ Tăng cường quá trình trao đổi chất của hệ rễ giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân bằng dinh dưỡng, mang lại năng suất cao.
+ Tiết kiệm chi phí cho nhà vườn với khả năng cân bằng pH đất ổn định lâu dài từ 5 – 6 tháng sau 1 đợt bón.
(Sản phẩm chỉ tặng kèm khi mua Xô/Can của công ty Phân bón lá Việt Thái)
5. Khoảng cách trồng:
Cần trồng cây sầu riêng ở khoảng cách hợp lý, giúp thông thoáng cho vườn tránh ẩn nụ, dễ vệ sinh, cành không va vào nhau khi mưa bão:
+ Khoảng cách hợp lý trồng sầu riêng là 8x8 m hoặc 8x10 m. Tương đương 125 – 150 cây/hecta.
+ Nếu vườn trồng xen kẽ điều hay cà phê thì khoảng cách hợp lý là 9m x 9 m hoặc 9m x 12 m, tương đương 70 – 100 cây/hecta.
+ Không nên trồng quá mỏng hoặc quá dày nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng hút dinh dưỡng và ánh sáng của cây.
Trồng cây sầu riêng ở khoảng cách hợp lý, tăng độ thông thoáng cho vườn
6. Cây trồng xen:
Theo lời khuyên của chuyên gia nên hạn chế trồng xen canh hơn 2 loại cây lâu năm trong một vườn sầu riêng để tránh khó khăn trong quản lý và chăm sóc. Đặc biệt đối với cây sầu riêng nếu bị che khuất hoặc đụng tàn thì cây sẽ phát triển kém, không lớn được.
Có thể trồng xen các loại cây trung hạn như mít, ổi, na, tắc hoặc cây ngắn hạn như rau màu, đậu, và cây dược liệu có thể sử dụng để che phủ mặt đất.
7. Che phủ đất và diệt cỏ:
Không nên sử dụng thuốc diệt cỏ trong vườn sầu riêng. Thay vào đó, làm sạch cỏ bằng tay ở phần tán và gốc cây. Ngoài ra, có thể sử dụng máy cắt cỏ để duy trì độ sạch sẽ quanh cây.
Trồng các loại cây thân thảo giúp tăng độ che phủ đất cũng là một giải pháp tốt, giúp giữ ẩm, kiểm soát cỏ dại, thu hút thiên địch tự nhiên và cung cấp dinh dưỡng cho đất.
Trồng cỏ giúp tăng độ che phủ cho đất
Trên đây là những chia sẻ của phân bón lá Việt Thái đến quý bà con về những lưu ý cần phải biết trước khi trồng sầu riêng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, quý bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0967 538 679 để được để được tư vấn rõ hơn trên từng loại cây trồng và từng vườn riêng biệt! Phân bón lá Việt Thái chúc quý bà con luôn bội thu.
Xem thêm: NGUYÊN NHÂN SẦU RIÊNG BỊ CHÁY LÁ – LUỘC LÁ TRONG MÙA MƯA VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC.
Phân bón lá Việt Thái