Đất phèn, đất phèn chua hay đất chua là các thuật ngữ khác nhau để chỉ loại đất có độ pH thấp chỉ từ 2 – 4 và thành phần chủ yếu trong đất phèn là Nhôm (Al) và Sắt (Fe). Bên cạnh đó, đất phèn là loại đất khá rất phổ biến ở các vùng khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới với các đặc tính pH trong đất rất thấp, đất nghèo dinh dưỡng và hàm lượng độc chất trong đất cao dễ gây độc cho cây trồng, vì thế việc cải tạo đất phèn cho canh tác rất tốn kém và mất nhiều thời gian.
Vì thế, quý bà con cần phải quan tâm và lưu ý để nhận biết và xác định kịp thời những dấu hiệu khu vực canh tác có bị nhiễm phèn hay mức độ nhiễm phèn ở khu vực đất canh tác để đưa ra những biện pháp cải tạo kịp thời hạn chế những ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng.
Sau đây là phương pháp giúp xác định mức độ nhiễm phèn của đất dễ dàng và chuẩn xác thông qua môi trường xung quanh (cây chỉ thị phèn) của khu vực đất canh tác mà phân bón lá Việt Thái xin gửi đến Quý bà con cùng lưu ý ở bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân làm cho các vùng đất bị phèn, đất chua
- Đất phèn là đất chứa nhiều góc Sunphat (SO42-) với hàm lượng lượng ion rất cao ở dạng Al, Fe, SO42- làm cho pH trong đấy giảm, cản trở quá trình hấp thụ và trao đổi giữa các ion trong keo đất, động thực vật và vi sinh vật trong đất bị tiêu diệt hàng loạt từ đó dẫn đến tình trạng đất nghèo dinh dưỡng.
- Ngoài ra, nguyên nhân đất bị chua là do bị rửa trôi bởi nước mưa, nước tưới dư thừa. Nước mang đi những chất dinh dưỡng hòa tan, trong đó có chứa nhiều chất kiềm như: Canxi (Ca), Magiê (Mg), Kali (K), … xuống tầng đất sâu, sông suối, ao hồ, làm cho đất mất tính kiềm tăng tính axit trong đất và trở nên bị chua.
- Bên cạnh đó, sự phân giải chất hữu cơ thải ra nhiều loại Axit Cacbonic (H2CO3), Axit Sunfuric (H2SO4), Axit Nitric (HNO3), Axit Axetic (CH3COOH), … các axit này làm hòa tan ca, mg và bị rửa trôi, làm cho đất chua.
Đất bị nhiễm phèn và đất khô cứng
2. Mức độ phèn của đất
- Mức độ phèn nhiều hay ít tùy thuộc vào độ nông, sâu của tầng sinh phèn. Nếu tầng sinh phèn ở sâu 1 – 2 m hoặc sâu hơn thì tỷ lệ Fe, Al ở trên bề mặt ruộng ít hơn được gọi là đất phèn tiềm tàng. Còn những ruộng có tầng sinh phèn ở nông chỉ cách 50 – 60 cm được gọi là đất phèn hoạt động, lượng Fe, Al trong đất sẽ nhiều hơn và biện pháp cải tạo sẽ khó khăn hơn.
- Theo độ sâu của tầng phèn trong đất thì đất phèn được chia thành 3 loại:
+ Đất phèn nặng - sẽ có tầng phèn hoạt động nằm ở cách mặt đất khoảng 50cm.
+ Đất phèn trung bình - tầng phèn nằm cách mặt đất từ 50 – 100cm.
+ Đất phèn nhẹ - khi có tầng phèn nằm cách mặt đất 100 – 150cm.
- Ngoài ra, cây trồng và hệ sinh thái cỏ cũng có thể quyết định pH ban đầu của đất. Ở những vùng có cỏ nhiều thì pH đất cao hơn so với vùng đất ở dưới cây tán lớn. Nguyên nhân là do có nhiều vật thể đang phân huỷ (ví dụ lá cây, cành khô) ở xung quanh gốc cây có tán.
3. Những tác hại của đất phèn ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng
- Đất phèn không chỉ gây khó khăn cho việc canh tác mà còn ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cụ thể, những tác hại của đất phèn có thể kể đến như sau:
♦ Đối với cây trồng: đất phèn làm cho đất có độ pH rất thấp, ion H+ trong đất cao tăng tính axit trong đất và chứa nhiều ion gây hại cho cây như Al3+, Fe2+, SO42-. Những yếu tố này làm giảm khả năng trao đổi chất và đệm của đất, làm suy giảm hoạt động của vi sinh vật có lợi, làm giảm sự hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng của cây trồng. Đồng thời, đất phèn cũng làm giảm khả năng chịu hạn và chịu bệnh của cây trồng. Do đó, cây trồng trên đất phèn thường sinh trưởng kém, cho năng suất và chất lượng sản phẩm thấp.
♦ Đối với môi trường: đất phèn khi bị oxy hóa sẽ giải phóng ra axit sunfuric và các ion gây hại khác vào không khí và nước gây ra tình trạng ô nhiễm không khí, làm ảnh hưởng đến sự sống của các loài động thực vật trong tự nhiên. Ngoài ra, đất phèn cũng gây ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái, làm mất đi tính đa dạng sinh học của vùng đất.
- Vì thế, cần sớm nhận biết đặc tính đất đai của vùng, để có biện pháp cải tạo kịp thời giúp cây trồng phát triển ngay từ giai đoạn làm đất ban đầu, để cây trồng phát triển và đạt năng suất ổn định về sau.
Cây bị vàng lá, còi cọc do đất nghèo dinh dưỡng khi bị nhiễm phèn
4. Cách nhận biết mức độ nhiễm phèn của vùng đất canh tác
Để nhận biết đất phèn, chua và đất độ pH thấp ngoài các dụng cụ đo chuyên nghiệp như máy đo pH, giấy quỳ đo pH đất, ... thì chúng ta cũng có thể chuẩn đoán vùng đất của mình bằng các dấu hiệu đặc trưng như sau.
♦ Dựa vào màu sắc vùng đất sinh thái xung quanh
- Đầu tiên, khi quan sát bên trong ruộng, biểu hiện rõ là ở các gốc ruộng hoặc quanh bờ xuất hiện các vết màu đỏ ở trên đất hoặc trong nước xuất hiện các ván đỏ thì có thể hiểu ngay ruộng đó do phèn sắt (hay còn gọi là phèn nóng) gây ra là chủ yếu.
- Còn ở những ruộng mặt nước trong xanh, đất quanh bờ có màu xám và ít thấy cỏ mọc thì ruộng đó nghiêng về phèn nhôm (hay còn gọi là phèn lạnh).
Đất bị nhiễm phèn có màu đỏ đặc trưng
♦ Dựa vào thực vật chỉ thị xác định mức độ nhiễm phèn của đất
- Sự hiện diện của các loài thực vật biểu thị một tình trạng nhất định của khu vực sinh thái, đất đai nằm trong giới hạn nhu cầu và khả năng chống chịu của loài thực vậy đó. Vì vậy có thể dựa vào sự xuất hiện của các loài thực vật đặc trưng để biết được đặc tính thổ nhưỡng, sinh thái, mức độ nhiễm phèn của vùng đất canh tác, …
- Thực vật trên đất phèn thay đổi theo tính chất đất, chúng biến đổi tùy theo mức độ hàm lượng phèn chứa trong đất. Các loài thực vật chỉ thị cho vùng đất phèn theo các mức độ khác nhau:
♦ Khu vực vùng trũng ngập nước gần như quanh năm như:
+ Bông súng: xuất hiện ở hồ nước có pH tương đối thấp, là loài ưa acid, nên đo pH ở vùng nước có hoa súng phát triển.
+ Rau muống thân tím, rau dừa, nhĩ cán vàng, cỏ bấc, lúa ma, nghễ.
♦ Thực vật chỉ thị cho vùng đất nhiều phèn:
+ Năng ngọt: phát triển tốt ở pH thấp.
+ Năng kim: sống trong điều kiện phèn cao hơn năng ngọt, ở những vùng đất nhiễm phèn rất cao thì chỉ có loài này có thể sinh trưởng.
+ Cỏ bàng: sống ở nơi đất phèn không trồng lúa được.
+ Cây sậy: là cây chỉ thị tốt cho đất phèn và có giá trị trong việc cải tạo đất phèn.
♦ Thực vật chỉ thị cho vùng phèn ít và trung bình:
+ Cỏ ống: mọc rất tốt ở vùng đất phèn trung bình, phèn ít.
+ Cỏ lác: mọc rất tốt trong ruộng có pH từ 4 – 6,5.
5. Biện pháp cải tạo đất phèn, đất chua pH thấp:
- Hạn chế dùng các loại phân hóa học chứa gốc sunphat (SO42-) hay các loại thuốc có tính axit.
- Bón vôi để cải tạo đất.
- Tăng cường bón phân hữu cơ, nếu đất bị chua và phèn nhiều có thể phối trộn với đất cát nhẹ.
- Thiết kế lại vườn, đối với đất dốc nhiều cần thiết kế loại dòng chảy để hạn chế sự rửa trôi dinh dưỡng.
Hạ phèn cho đất với sản phẩm NEUTRALIZES pH CÂN BẰNG pH ĐẤT
Sản phẩm NEUTRALIZES pH của phân bón lá Việt Thái là dòng sản phẩm với công nghệ cao với các công dụng:
+ Hỗ trợ nâng pH theo phương pháp mới với các hoạt chất phụ gia đặc biệt giúp xử lý phèn tận gốc và nhanh chóng.
+ Giúp loại bỏ các kim loại nặng như Nhôm (Al), Sắt (Fe), … có trong đất gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
+ NEUTRALIZES pH giúp giải phóng các loại phân bón khó tiêu trong đất giúp cây trồng hấp thu nhanh chóng
+ Tăng cường quá trình trao đổi chất của hệ rễ giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh, cân bằng dinh dưỡng, mang lại năng suất cao.
+ Giúp tiết kiệm chi phí cho nhà vườn với khả năng cân bằng pH đất ổn định lâu dài từ 5 – 6 tháng sau 1 đợt bón.
+ Với thành phần chính là Bo (B) 2.000 mg/kg với các nguyên liệu bổ sung ⇒ giúp ngăn chặn kịp thời hiện tượng xì phèn, nhiễm phèn cải tạo lại vùng đất phèn chua lâu năm, có độ pH thấp.
+ NEUTRALIZES pH giúp giải độc phèn, giải độc hữu cơ, thuốc cỏ quá liều lượng, giúp cân bằng pH, giảm độ chua trong đất ở các vùng đất bón nhiều phân hóa học.
(NEUTRALIZES pH, giải pháp tối ưu cho việc hạ phèn, ổn định pH đất)
Quý nhà vườn có thể tham khảo liều lượng được phân bón lá Việt Thái khuyến cáo sử dụng dưới đây:
- Cây trồng: Tất cả các loại cây trồng.
- Thời gian sử dụng cho cây trồng:
+ Sử dụng trong suốt giai đoạn kiến thiết cơ bản.
+ Sử dụng vào các giai đoạn phục hồi cây sau thu hoạch.
Có thể trộn chung với Can BiO Ten – Ten hoặc Can Ruby để tăng hiệu quả sử dụng.
- Với mỗi 1 chai NEUTRALIZES pH quý bà con pha từ 400 – 600 lít nước / 3 công cây trồng để đạt được hiệu quả cao nhất.
Lưu ý: pha tưới NEUTRALIZES pH trước khi tiến hành bón phân cho vườn. Không sử dụng sản phẩm NEUTRALIZES pH trộn chung với phân hạt để bón cây.
Tóm lại, làm thế nào để hạ phèn cho đất nhanh chóng và tiết kiệm luôn là một câu hỏi được rất nhiều bà con quan tâm. NEUTRALIZES pH là một trong những sản phẩm cải tạo đất nhiễm phèn, giúp nâng cao độ pH hiệu quả và đáng tin cậy mà phân bón lá Việt Thái muốn gửi gắm đến quý bà con.
Trên đây là những chia sẻ của phân bón lá Việt Thái đến quý bà con có thể hiểu rõ hơn về tác hại của đất phèn và cách nhận biết mức độ bị nhiễm phèn của đất dễ dàng thông qua các loại thực vật chỉ thị đặc trưng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, quý bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0967 538 679 để được để được tư vấn rõ hơn trên từng loại cây trồng và từng vườn riêng biệt! Phân bón lá Việt Thái kính chúc quý bà con luôn bội thu.
Xem thêm: VÌ SAO pH ĐẤT ĐANG LÀ VẤN ĐỀ ĐƯỢC CÁC NHÀ NÔNG QUAN TÂM HIỆN NAY?
Phân bón lá Việt Thái