pH đất là một trong những yếu tố quan trọng trong nông nghiệp và trồng trọt, nó đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng, cũng như hiệu quả hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất. Tuy nhiên, khái niệm này vẫn còn mơ hồ đối với bà con cũng như hiểu rõ về mức độ quan trọng của độ pH đất đối với cây trồng.
Vì vậy, quý bà con hãy cùng phân bón lá Việt Thái tìm hiểu cụ thể về pH đất và những ảnh hưởng của pH đất đến sự hấp thu dinh dưỡng của cây trồng.
1. pH đất là gì?
Các phương thức canh tác đã phát triển kể từ khi nông dân lần đầu tiên cày xới đất, với kỳ vọng về năng suất cao hơn mỗi năm. Tuy nhiên, một yếu tố vẫn không thay đổi - tầm quan trọng của pH đất.
pH trong đất là chỉ số được sử dụng dùng để đo độ axit hoặc bazơ của đất. Qua những chỉ số này cho biết mức độ axit hoặc bazơ có trong môi trường đất làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và sự phát triển của cây trồng.
Việc xác định pH trong đất là vấn đề rất quan trọng trong việc xác định cây trồng phù hợp hoặc đưa ra các phương pháp cải tạo đất trồng đúng cách. Trong đó, đất có độ pH từ 5,5 - 7 được coi là đất trung tính, tốt cho sự phát triển của nhiều loại cây trồng.
Cây sinh trưởng tốt trong ngưỡng pH từ 5 - 6,5
♦ Phân loại đất thông qua độ pH?
Thông thường, chúng ta sẽ dựa vào mức chỉ số 7 để chia đất thành 3 dạng:
- Đất có độ pH = 7: thuộc dạng đất trung tính phù hợp với nhiều loại cây trồng.
- Đất có độ pH > 7: thuộc dạng đất kiềm, cần cải tạo bằng cách bón các dạng phân hữu cơ điển hình như phân bón lá hữu cơ hoặc các loại phân bón có chứa lưu huỳnh, …
- Đất có độ pH < 7: thuộc dạng đất chua, cần điều chỉnh pH đất bằng cách phân hóa học bón hoặc phân bón hữu cơ để nâng độ pH trong đất giúp cải thiện tính chất đất và bổ sung các chất dinh dưỡng vi lượng cần thiết cho cây trồng.
pH đất quyết định độ hữu dụng của dinh dưỡng trong đất
2. Tầm quan trọng của pH đất đối với cây trồng
Độ pH đất là một yếu tố quan trọng trong việc xác định tính chất và hiệu suất của đất. Ngoài ra, pH trong đất ảnh hưởng trực tiếp đến sự hấp thụ và phân giải các dạng chất dinh dưỡng, hoạt động của vi sinh vật trong đất, hoạt tính của các enzym trong cây trồng, và sự hòa tan của các chất cần thiết cho cây trồng. Tác động của pH đất ảnh hưởng đến cây trồng có thể được tổng kết như sau:
♦Tác động đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cây trồng
Cây trồng phát triển tốt trong môi trường đất có độ pH đất trung tính từ 5,5 - 7, vì nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như nitơ, phospho, kali dễ dàng hòa tan và hấp thụ trong khoáng chất đất ở mức độ pH này.
Nếu độ pH trong đất quá thấp có thể làm giảm khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng và có thể gây ra hiện tượng cây bị suy nhược, kém phát triển và giảm năng suất.
Cây còi cọc, kém phát triển
♦ Ảnh hưởng đến hoạt động của các enzym trong cây
Các enzym đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và các quá trình sinh trưởng khác. Nếu pH trong đất quá cao hoặc quá thấp có thể làm giảm hoạt động enzym, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất dinh dưỡng và sự phát triển của cây.
♦ Tác động đến hoạt động của vi sinh vật trong đất
Vi khuẩn và vi sinh vật có vai trò quan trọng trong quá trình phân giải chất hữu cơ và chuyển đổi chất dinh dưỡng thành dạng cây trồng có thể hấp thụ được.
Một pH đất không phù hợp có thể làm giảm hoạt động của vi sinh vật, ảnh hưởng đến quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng. Hầu hết các loại vi sinh vật không thể hoạt động để phân hủy chất hữu cơ dẫn đến tình trạng đất bị bí chặt, nghèo dinh dưỡng.
Độ pH của đất quyết định độ phì nhiêu của đất
3. pH đất tác động đến sự hòa tan của ion kim loại có trong đất
pH đất có thể ảnh hưởng đến sự hòa tan cũng như tác động đến sự hấp thụ và sử dụng các ion kim loại của cây trồng trong quá trình sinh trưởng, phát triển của cây và các hoạt động sinh thái khác trong đất.
+ Khi pH đất quá cao hoặc quá thấp, các ion vi lượng có thể bị kết tủa ở trong đất và làm cây không thể hấp thụ được những ion vi lượng cần thiết. Ngoài ra, khi độ pH đất không cân đối có thể làm tăng khả năng hấp thụ và tích tụ các kim loại nặng như nhôm, chì, cadmium và niken. Các kim loại nặng này có thể gây hại cho cây trồng, rễ dễ bị ngộ độc gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
+ Ví dụ, ở vùng đất có độ pH đất cao làm cho các ion sắt (Fe), mangan (Mn) và kẽm (Zn) bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới. Ngược lại, ở pH đất quá thấp, Cây trồng không thể hấp thu các dưỡng chất như: kali (K), phospho (P), bo (B), molipden (Mo); mặc dù chúng vẫn hiện diện trong đất nhưng do tính axit cao làm các nguyên tố này không thể hòa tan và bị giữ chặt trong đất.
Tính chất hấp thu nguyên tố dinh dưỡng trong đất trồng
Vì vậy, để đảm bảo sự sinh trưởng và phát triển tốt của cây trồng, cần phải kiểm tra và xác định rõ pH trong đất canh tác, từ đó sẽ giúp quý bà con lựa chọn được cây trồng phù hợp nhất cho vùng đất canh tác của mình hoặc có những phương án điều chỉnh pH trong đất phù hợp để tạo ra môi trường lý tưởng cho cây trồng.
Trên dây là chia sẻ của phân bón lá Việt Thái về pH đất và tác động của pH đất đối với cây trồng gửi đến quý bà con. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, quý bà con vui lòng liên hệ đến hotline 0967 538 679 để được để được tư vấn rõ hơn trên từng loại cây trồng và từng vườn riêng biệt! Phân bón lá Việt Thái kính chúc quý bà con luôn bội thu.
Xem thêm: XÁC ĐỊNH ĐẤT PHÈN ĐƠN GIẢN VÀ CHUẨN XÁC VỚI CÂY CHỈ THỊ PHÈN.
PhanbonlaVietThai